Tin tức sự kiện Tin Nghệ An

Trao đổi, giao lưu học tập kinh nghiệm giữa Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ an với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày đăng tin: 15/03/2016
Để triển khai có hiệu quả Chính sách chi trả DVMTR năm 2016, vừa qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã tổ chức Đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện chi trả tại tỉnh Thừa Thiên Huế do bà Nguyễn Thị Vinh - Phó Giám đốc Quỹ dẫn đầu cùng một số cán bộ chủ chốt của Quỹ.
              Chuyến công tác của đoàn nhằm học tập kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong công tác quản lý và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; học tập mô hình thí điểm chi trả DVMTR trong nuôi trồng thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế.
           Trong buổi làm việc với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Thừa Thiên Huế đã giới thiệu tổng quan về cơ cấu tổ chức và triển khai thực hiện đơn vị mình: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập vào tháng 8 năm 2011 theo Quyết định thành lập số 1632/QĐ-UBND ngày 10/08/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay toàn tỉnh có 4 tổ chức sử dụng dịch vụ môi trường rừng là Nhà máy thủy điện A Lưới, Nhà máy thủy điện Bình Điền, Nhà máy thủy điện Hương Điền và Công ty cấp nước Thừa Thiên Huế. Qua kết quả rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của 03 lưu vực thủy điện và lưu vực nguồn nước với tổng diện tích cung ứng DVMTR là 118.239,71 ha, phân bố trên địa bàn khá rộng, của 45 xã thuộc 04 huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và 02 thị xã Hương Thủy, Hương Trà. gồm 677 chủ rừng, trong đó 08 chủ rừng là tổ chức và 643 chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng.
 


Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An

            Đặc biệt là Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An được nghe Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thừa Thiên Huế giới thiệu về mô hình thí điểm chi trả DVMTR trong nuôi trồng thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế: Hoạt động nuôi tôm trên cát đã và đang là một động lực tăng trưởng chính của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại thừa Thiên Huế. Theo quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng đến năm 2020 thì nuôi tôm trên cát sẽ tiếp tục là hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chủ lực với diện tích nuôi tôm chân trắng trên vùng cát ven biển. Rừng trên cát vùng ven biển Thừa Thiên Huế luôn được xác định có vai trò qua trọng trong việc chắn gió, chắn cát bay, điều hoà khí hậu, ngăn chăn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển. Nằm xen kẽ trong các vùng rừng trên cát vùng ven biển, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên cát được đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ với rừng trên cát ven biển.
 


Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An

            Việc thực hiện chi trả đối với hoạt động nuôi tôm trên cát sẽ không chỉ giúp cải thiện hoạt động bảo vệ rừng trên cát, mà quan trọng hơn cả đó là lợi ích từ rừng phục vụ hoạt động nuôi tôm trên cát sẽ được duy trì bền vững. Việc thực hiện chi trả DVMTR đã nhận được sự đồng thuận của 84% trên 40 cơ sở, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của đại diện các cơ sở nuôi, tiền mức tối đa mà các cơ sở nuôi sẵn sàng chi trả 1 năm là 1,3 triệu/1ha.
 

Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
 
        Qua trao đổi thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thừa Thiên Huế cũng mong muốn học tập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An về quy trình thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; thu tiền của các đơn vị được sử dụng dịch vụ môi trường rừng một cách hiệu quả nhất; Học cách chi trả dịch vụ môi trường rừng…
 
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Tin khác
 
Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 21/11/2024
Yêu cầu báo giá Phí dịch vụ chi trả tiền 21/11/2024
Nghệ An tập trung thực hiện tốt nguồn kinh phí giảm phát thải nhà kính 13/11/2024
Nghệ An đảm bảo chi trả giảm phát thải khí nhà kính 12/11/2024
Nghệ An tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn xã hội trong chi trả giảm phát t... 12/11/2024
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 16
Hôm nay 107
Số lượng truy cập 746572

VIDEO