Người làm Lâm nghiệp thật là hay
Vào rừng lội suối vạch đường đi
Đầu trần chân đất bít gọn gàng
Xoong nồi gạo muối vắt qua vai
Dò đẫm bước chân níu cành cây
Chạm mặt bụi bờ lau với lách
Lên đỉnh thở phào nhìn bốn hướng
Lắng tai nghe tiếng nước suối reo
Đôi chân tiếp bước xuống đến khe
Nhóm lửa dựng lều cơm chín tới
Hái nắm rau rừng nấu nồi canh
Mỗi người một bát ăn ngon lành
Bạt trải chênh vênh thành giường chiếu
Đêm về giá lạnh buốt thấu xương
Bản nhạc côn trùng đồng hoà tấu
Chim muông cất tiếng hót líu lo
Sáng dậy cùng nhau tiến lên đỉnh
Tìm đường tiến tới cây di sản
Vượt núi chông gai vẫn mĩm cười.
(Pù Hoạt 22/7/2016)
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
(*) Sa mu dầu là loài cây này nằm trong "sách đỏ", thuộc loài quý hiếm của thế giới, cần được bảo tồn. Từ bản Thái cổ Mường Đán phải đi bộ hết khoảng 7 tiếng đồng hồ trèo rừng, lội suối, phải ngủ lại một đêm trong rừng, sáng hôm sau đi thêm 1 tiếng đồng hồ trèo núi mới đến được vùng rừng có quần thể cây Sa mu dầu. Từ núi cao trông xuống thấy cả quần thể loài cây sa mu cổ thụ khổng lồ kỹ vĩ. Nơi đây là giáp ranh biên giới Việt – Lào, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
Nguyễn Thị Vinh - Phó Giám đốc
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An