Trong thời gian 5 ngày, Dự án FLOURISH, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An; Đại diện lãnh đạo UBND xã; Cán bộ Lâm nghiệp xã; Cán bộ Kiểm lâm địa bàn và các thành viên của các nhóm ký kết thoả thuận hợp tác và đại diện Công ty TNHH Đức Phong đã giám sát, đánh giá việc thực hiện thoả thuận nhóm đã ký kết với Công ty TNHH Đức Phong, trong đó tập trung vào các nội dung chính như: Thảo luận nhóm về tình hình thực hiện thoả thuận hợp tác; Thu thập thông tin về thu nhập từ sản xuất Lùng của các nhóm; Thảo luận kế hoạch sắp tới của các nhóm (gắn với chuyến đi học tập trao đổi kinh nghiệm từ tỉnh Lâm Đồng và khoá tập huấn kỹ năng làm việc nhóm và đàm phán hợp đồng). Từ các điều khoản trong thoả thuận hợp tác đã ký giữa các nhóm với Công ty TNHH Đức Phong; các nhóm rà soát lại những điều khoản đã làm được và chưa làm được, đánh giá mức độ từng điều khoản; nêu được các lý do, nguyên nhân chưa làm được từ đó có những đề xuất, giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.
Hình ảnh: Các nhóm thảo luận và nêu ra các điều khoản đã làm/chưa làm được theo nội dung thoả thuận đã ký với Công ty TNHH Đức Phong.
Hoạt động thảo luận về mở rộng cơ hội hợp tác trong mua bán Lùng và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ giữa doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng được thực hiện tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong. Trong đó, xác định doanh nghiệp tư nhân có quan tâm đến hợp tác mua bán Lùng và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ với người dân và bước đầu thống nhất về hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng.
Hình ảnh: Làm việc với Ông Nguyễn Minh Công, bản Na Chảo, xã Đồng Văn – Doanh nghiệp tư nhân quân tâm đến hợp tác mua bán Lùng của Cộng đồng bản Tục Pang.
Bên cạnh đó, Đoàn công tác cùng với đại diện chính quyền địa phương và các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng đã tổ chức họp nhằm cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Các thành viên đã trao đổi, thảo luận và nêu ra các nội dung mà cộng đồng đã làm được từ đầu năm 2022 đến nay gồm: Tuần tra bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng rừng, trồng rừng bổ sung bằng cây lát hoa, khai thác bền vững rừng lùng, nứa, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ, hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương, kiểm tra giám sát; Số lượng người tham gia theo các nội dung công việc; Thời gian thực hiện cho từng nội dung; Số tiến thu được của một số công việc có hưởng lợi từ kinh tế…Từ đó phân tích, đánh giá các thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp về kế hoạch trong thời gian tới.
Hình ảnh: Các nhóm thảo luận, cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; những thuận lợi, khó khăn, giải pháp khắc phục và kế hoạch thời gian tới.
Hình ảnh: Các hộ dân phát dọn thực bì, dây leo, bụi rậm trong rừng do Cộng đồng quản lý.
Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An.