Tin tức sự kiện Tin Nghệ An

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam làm việc với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An.

Ngày đăng tin: 28/02/2017
Thực hiện Công văn số 24/VNFF-BĐH ngày 21/2/2017 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam về việc bố trí làm việc với đoàn công tác Quỹ Trung ương. Chiều ngày 24/02/2017, tại văn phòng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã diễn ra buổi làm việc của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
           Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Khắc Lâm- Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã báo cáo tình hình thu, chi tiền DVMTR tính đến 31/12/2016. Với kết quả thu thì năm 2016, đơn vị đã bám sát kế hoạch, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của HĐQL và các cơ quan cấp trên, vận dụng nhiều hình thức khác nhau, tăng cường đôn đốc các đơn vị đã ký hợp đồng uỷ thác kê khai và nộp tiền DVMTR về Quỹ. Kết quả, năm 2016 đạt tổng thu trên 48.661 triệu đồng, trong đó thu từ các cơ sở sản xuất thuỷ điện gần 45.403 triệu đồng (thu nội tỉnh 41.303 triệu đồng, thu ngoại tỉnh 4.100 triệu đồng), thu từ các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch trên 950 triệu đồng. Tính đến 22/2/2017, tổng số tiền đã giải ngân là trên 17.283 triệu đồng.
 

Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
 
           Nhờ tổ chức thực hiện quyết liệt Nghị định 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ nên việc thu và truy thu từ các cơ sở sử dụng DVMTR đạt kết quả tốt, hàng năm không còn cơ sở nào nợ đọng.
 
             Tại buổi làm việc, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An cũng đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện giải ngân, Quỹ đã thực hiện theo cơ chế: Đối với các đơn vị đã đầy đủ hồ sơ, thủ tục gửi Quỹ, Quỹ tiến hành kiểm tra và chi tạm ứng 50% nguồn kinh phí và khi đơn vị có nghiệm thu cấp cơ sở sẽ chi tạm ứng tiếp 20%. Tuy nhiên trong năm 2016, một số đơn vị có rừng thuộc các lưu vực có đơn giá thấp đề nghị không tạm ứng mà chỉ thanh toán một lần sau khi Sở Nông nghiệp và PTNT nghiệm thu kết quả BVR. Khi có kết quả, đối với diện tích rừng cung ứng DVMTR, Quỹ thanh toán hết kinh phí cho các chủ rừng (trước 30/4 năm sau). Do vậy, đến 31/12 hàng năm nếu chia tỷ lệ giải ngân theo nguồn thu năm 2016 thì chỉ mới chi tạm ứng tối đa 70% tiền chi trả cho các chủ rừng.  Đơn giá chi tiền DVMTR trên một số lưu vực rất thấp (Khe bố, Sao Va, Nậm Pông…) dẫn đến chủ rừng suy bì, so sánh. Đối với lưu vực đơn giá chi trả thấp, khó khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng. Bên cạnh đó, việc xác định đơn giá chi trả theo quy định hiện hành tạo sự chênh lệch lớn giữa các lưu vực khiến việc tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR cũng như việc giải thích để người dân hiểu được cách tính, đơn giá chi trả gặp khó khăn. Công tác lập hồ sơ TKKT BVR cung ứng DVMTR của các chủ rừng, tổ chức chi trả cấp huyện còn chậm. Bởi đây là năm chuyển tiếp hồ sơ BVR giai đoạn 2010 - 2015 sang giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời phải dựa vào kết quả kiểm kê rừng năm 2015 được phê duyệt vào tháng 4/2016 nên các chủ rừng, đơn vị cơ bản phải thiết kế lập lại hồ sơ dẫn đến mất rất nhiều thời gian. Công tác thẩm định hiện trường, hồ sơ cũng mất nhiều thời gian dẫn đến tiến độ hồ sơ được phê duyệt chậm. Mặt khác, để thực hiện nhiệm vụ BVR đạt hiệu quả cao cần phải lồng ghép nhiều nguồn lực tài chính, trong khi đó các nguồn vốn ngân sách Nhà nước đến Quý III/2016 mới được thông báo nên các đơn vị phải chờ, do vậy công tác hoàn thiện hồ sơ trình duyệt muộn. Việc triển khai mở rộng nguồn thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước cũng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp thiếu hợp tác nên rất khó để xác định chính xác lượng nước sử dụng cho sản xuất…
 
     
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
 
             Từ những khó khăn, vướng mắc đó và để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã kiến nghị với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam: Đồng nhất phương pháp và mốc thời gian tổng hợp tiền thu, chi của năm kế hoạch và đảm bảo đủ 12 tháng/năm, có thể lấy mốc thời gian để tổng hợp thu, chi và tính tỷ lệ giải ngân nguồn dịch vụ môi trường rừng là từ ngày 01/01 đến 31/12 và các mục chi đưa vào chia tỷ lệ giải ngân.

              Đoàn công tác Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã ghi nhận những kết quả đạt được của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An và tổng hợp những kiến nghị, đề xuất của đơn vị để về xem xét và báo cáo với cấp trên.

 
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Tin khác
 
Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 21/11/2024
Yêu cầu báo giá Phí dịch vụ chi trả tiền 21/11/2024
Nghệ An tập trung thực hiện tốt nguồn kinh phí giảm phát thải nhà kính 13/11/2024
Nghệ An đảm bảo chi trả giảm phát thải khí nhà kính 12/11/2024
Nghệ An tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn xã hội trong chi trả giảm phát t... 12/11/2024
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 8
Hôm nay 316
Số lượng truy cập 746781

VIDEO