Tin tức sự kiện Tin Nghệ An

Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng Nghệ An

Ngày đăng tin: 25/06/2014
Những nỗ lực để chi trả dịch vụ môi trường rừng

 

Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng Nghệ An:

Những nỗ lực để chi trả dịch vụ môi trường rừng

THANH MAI   -

Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 16/11/2011 nhằm thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ.

Theo đó, Quỹ BV&PTR Nghệ An là đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của các tổ chức, cá nhân có sử dụng và hưởng lợi từ DVMTR trên địa bàn tỉnh (các NM thủy điện, NMSX và cung ứng nước sạch, cơ sở SX công nghiệp có sử dụng nguồn nước, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR...).

Nguồn thu của Quỹ để thực hiện việc chi trả DVMTR cho các chủ rừng (DN, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, nhận khoán bảo vệ rừng sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao.

Sự ra đời của Quỹ BV&PTR Nghệ An nhằm thực hiện chính sách mới của Chính phủ là huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt từ các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR, tạo nguồn tài chính, để đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ và phát triển rừng, nhằm giúp các địa phương thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Chính phủ trên địa bàn Nghệ An.

Việc chi trả DVMTR là một chính sách mới, được triển khai trong điều kiện hồ sơ thiết kế, kỹ thuật trong quá trình thực hiện giao khoán rừng cho các chủ rừng trước đây tại các địa phương còn sơ sài, chưa đảm bảo tính pháp lý đã khiến công tác rà soát, xác định chính xác ranh giới, hiện trạng rừng của toàn tỉnh bị chậm lại...


Một góc rừng tại lưu vực của NM thủy điện Bản Vẽ

Thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR sẽ từng bước giúp UBND tỉnh quản lý tốt hơn tài nguyên rừng, giảm gánh nặng ngân sách cho hoạt động BVR. Thông qua đó đảm bảo cho người lao động lâm nghiệp tại những khu vực có rừng ở Nghệ An có thu nhập; cải thiện đời sống và tiếp tục làm tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho các công trình thủy điện, nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh doanh, du lịch...

Việc thực hiện chi trả DVMTR sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ hệ sinh thái, giữ gìn bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế các hành vi gây tổn hại đến môi trường. Từ đó tiếp tục củng cố niềm tin của người dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, củng cố an ninh trật tự, an toàn xã hội...

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Quỹ BV&PTR Nghệ An thiết tha đề nghị các đơn vị đang sử dụng và hưởng lợi từ DVMTR chuyển trả đầy đủ và đúng thời gian các khoản chi phí DVMTR đã được thẩm định và phê duyệt.

Các tổ chức, cá nhân là chủ rừng được nhận tiền DVMTR cũng phải tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện nhanh, hoàn thành sớm thiết kế hồ sơ kỹ thuật, xác định chính xác phạm vi, ranh giới, hiện trạng rừng của đơn vị mình quản lý, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở pháp lý cho Quỹ BV&PTR giải ngân nguồn tiền thu được tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước Nghệ An.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Quỹ BV&PTR Nghệ An cho biết: “Trong thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Sở NN-PTNT, tỉnh Nghệ An đã chính thức phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật giao khoán rừng tại vùng lòng hồ NM Thủy điện Bản Vẽ (giai đoạn 2013-2015) để phục vụ chi trả DVMTR cho hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.

Theo đó, huyện Kỳ Sơn đã phê duyệt được 25.732/27.555 ha, trong đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn được phê duyệt 24.866 ha, Tổng đội TNXP8- xây dựng kinh tế được phê duyệt 870 ha. Số diện tích còn lại 1.823 ha đang tiếp tục được hoàn tất hồ sơ thiết kế để phê duyệt tiếp.

Tại huyện Tương Dương hiện có 22.422/34.127 rừng đã được phê duyệt. Trong đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương có gần 6.805 ha, các hộ gia đình đã được phê duyệt 15.638 ha. Hiện UBND tỉnh Nghệ An đang tiến hành phê duyệt đơn giá chính thức để Quỹ BV&PTR có cơ sở tiến hành chi trả cho các đối tượng vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2013...”.

Việc thực hiện sớm nhiệm vụ hoàn thành thiết kế hồ sơ kỹ thuật, xác định chính xác phạm vi, ranh giới, hiện trạng rừng còn lại (chưa được phê duyệt) là rất cấp thiết. Nó không chỉ giúp các chủ rừng vừa sớm nhận được tiền DVMTR mà mình được nhận mà còn giúp Quỹ BV&PTR Nghệ An chi trả đúng và kịp thời trong các năm tiếp theo.

(Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam)

 
Tin khác
 
Nghệ An sẵn sàng tham gia thị trường carbon 04/01/2025
Tăng tốc chi trả nguồn giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực thúc đẩy tăng t... 04/01/2025
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Thỏa thuận chi trả giảm phát thải kh... 04/01/2025
Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 21/11/2024
Yêu cầu báo giá Phí dịch vụ chi trả tiền 21/11/2024
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 2
Hôm nay 48
Số lượng truy cập 749609

VIDEO