Tham dự có đoàn chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và đại diện Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng Việt Nam, cùng đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Tại buổi làm việc, ông Dương Ngọc Hùng – Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng Nghệ An đã báo cáo quá trình thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ trên địa bàn tỉnh và các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội (ERPA) trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua, cùng các khuyến nghị của WB về thoả thuận chi trả giảm phát thải nhà kính tại Nghệ An.
Ông Dương Ngọc Hùng – Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng Nghệ An đã báo cáo quá trình thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Năm 2024, nguồn thu từ thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng đã thông báo cho các đối tượng hưởng lợi theo quy định. Cụ thể gồm: 40 chủ rừng là tổ chức (Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; Công ty Lâm nghiệp; đơn vị lực lượng vũ trang); 211 UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên và 27.467 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số).
Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới trao đổi quá trình thực hiện giải ngân nguồn ERPA. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Đến thời điểm hiện tại Quỹ đã giải ngân cho 14 chủ rừng là tổ chức để triển khai khoán bảo vệ rừng cho 109 cộng đồng, hỗ trợ sinh kế cho 441 cộng đồng dân cư và thực hiện biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng rừng tự nhiên với diện tích 267,29 ha...
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đánh giá cao tiến độ thực hiện dự án, các khuyến nghị của WB về thoả thuận chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An.
Ảnh: Hoàng Vĩnh
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả đạt được tại Nghệ An, đồng thời tập trung thảo luận đưa ra các giải pháp tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và những việc làm cụ thể trong thời gian tới là: Tăng cường công tác truyền thông về dự án; Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn để triển khai, hướng dẫn các đối tượng liên quan thực hiện các biện pháp về đảm bảo an toàn môi trường và xã hội; Thực hiện giải ngân nguồn tiền ERPA theo kế hoạch được phê duyệt; Niêm yết công khai danh sách chi trả tiền ERPA tại trụ sở UBND xã và nhà cộng đồng thôn bản trước khi tiến hành chi trả; Hỗ trợ các cộng đồng dân cư và UBND xã lập kế hoạch hỗ trợ phát triển sinh kế phù hợp nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của Ngân hàng Thế giới…