Ông Nguyễn Khắc Lâm - Giám đốc Quỹ chủ trì Hội nghị, tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Nguyễn Tiến Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An- Phó chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và đặc biệt là sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các cơ quan, đơn vị trực triển khai công tác chi trả DVMTR như: Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp; các Hạt Kiểm lâm (tổ chức chi trả cấp huyện) Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong; các chủ rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu; BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống; Công ty Lâm nghiệp Tương Dương, Lâm trường Quỳ Hợp; Làng Thanh niên lập nghiệp Tam Đình, Tổng đội TNXP 8, Tổng đội TNXP 10 Nghệ An.
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Tại Hội nghị ban tổ chức đã triển khai công tác lập kế hoạch thu chi năm 2016, đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện chi trả DVMTR, so sánh với kết quả thực hiện năm trước; kế hoạch chi trả năm tiếp theo; phổ biến nội dung bổ sung đơn giá cho các chủ rừng có đơn giá chi trả bình quân thấp hơn 200.000đ/ha… Đồng thời hướng dẫn quy định hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức và tổ chức chi trả cấp huyện cho các đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản và UBND xã quản lý theo Công văn số 98/NAFF ngày 05/6/2015, Công văn số 84/NAFF ngày 11/5/2015 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An.
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Để chi trả tiền DVMTR đến đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản và UBND xã, ngày 08/9/2015 UBND tỉnh Nghệ An có Quyết đinh số 4001/QĐ-UBND Về việc giao cơ quan làm đầu mối chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện (Tổ chức chi trả cấp huyện) giao Hạt Kiểm lâm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong làm cơ quan đầu mối chi trả DVMTR cho các đối tượng trên. Do vậy việc triển khai công tác lập Kế hoạch 2016 và các nội dung liên quan đến chi trả tiền DVMTR cũng được phổ biến, hướng dẫn đến các tổ chức chi trả cấp huyện, cũng tại Hội nghị các đại biểu thuộc Hạt kiểm lâm đã khẳng định việc giao Hạt Kiểm lâm làm đầu mối chi trả DVMTR cho đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản và UBND xã là rất đúng, phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu đặt ra.
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Để thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phục vụ công việc kiểm tra, giám sát theo chỉ đạo của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam tại Công văn số 100/VNFF-BĐH ngày 04/5/2015 về việc cập nhật dữ liệu thông tin về chi trả DVMTR, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã cập nhật cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR đến các chủ rừng đã thực hiện chi trả năm 2014, để đáp ứng yêu cầu đặt ra ban tổ chức Hội nghị cũng đã phổ biến về “Hướng dẫn thu thập, cập nhật quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR” đến các đối tượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ như các chủ rừng là tổ chức và tổ chức chi trả cấp huyện.
Các đại biểu tham gia Hội nghị nắm và cơ bản hiểu được các nội dung triển khai, trình bày và hướng dẫn tại Hội nghị. Các đại biểu cũng đã thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với tinh thần và trách nhiệm cao. Các lượt câu hỏi, đề xuất, kiến nghị và ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung vào các nội dung như: Những vướng mắc về cơ chế, chính sách (hồ sơ, thủ tục, đặc biệt là về kỹ thuật, hành chính…); Đối với những đơn vị có đơn giá chi trả DVMTR thấp, địa bàn rộng đề nghị cho phép được chi trả 01 lần hoặc 02 lần/năm; Đối với những chủ rừng có đơn giá chi trả bình quân thấp hơn 200.000đ/ha thì được tính theo đơn giá cũ hay đã cộng phần bù giá trong đề nghị tạm ứng và thanh toán; Nhiều nguồn lực trên một diện tích thì xây dựng phương án theo nguồn lực nào; Thời gian chi trả tiền DVMTR đến 30/4 năm sau, thì hồ sơ phản ánh có được trong quý 1 năm sau không hay là thực hiện trong năm; Việc giao thực hiện chi trả DVMTR cho các đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản và UBND xã quản lý là rất đúng và phù hợp; Có một số diện tích chi trả DVMTR được chuyển nhượng qua nhiều đối tượng nhưng chưa làm thủ tục chính thức thì tiền DVMTR được chi trả cho ai; Một số ít diện tích rừng trồng cung ứng DVMTR nhưng cuối năm khai thác (chặt) nhưng vẫn đáp ứng việc cung ứng DVMTR thì có được thanh toán tiền BVR không; Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; đơn giá giao, khoán bảo vệ rừng phục vụ chi trả DVMTR...
Trên cơ sở các ý kiến, đặc biệt là các câu hỏi đặt ra được ban tổ chức Hội nghị giải đáp đầy đủ, được các đại biểu tán thành và thống nhất cao.
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Tiến Lâm đánh giá cao nội dung hội nghị, đặc biệt là công tác triển khai chi trả DVMTR, qua đó khẳng định được cách làm có hiệu quả, suy nghĩ tích cực, hướng đi đúng đắn của các cấp, các ngành và các đợn vị liên quan. Ông Nguyễn Tiến Lâm chỉ đạo: Những vướng mắc về kỹ thuật, hành chính giao cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các bên liên quan tháo gỡ. Trên một địa bàn, chủ rừng chỉ thống nhất một phương án bảo vệ rừng, để thực hiện phương án có nhiều nguồn lực như lồng ghép các nguồn vốn, bù giá…. Giao Chi cục Lâm nghiệp nắm tổng thể các nguồn lực đó, các phương án điều tiết, lồng ghép các nguồn vốn bảo vệ rừng phù hợp hiệu quả. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát. Giao cho các chủ rừng là tổ chức, các tổ chức chi trả cấp huyện cử cán bộ làm đầu mối phối hợp với Quỹ để cập nhật dữ liệu thông tin./.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An