Tin tức sự kiện Tin khác

Dự án Bảo tồn và phát triển Cây Bon Bo tỉnh Nghệ An tham gia Hội thảo - Triễn lãm sáng kiến xanh do UNDP Việt Nam tổ chức.

Ngày đăng tin: 30/11/2016
Nhằm trưng bày, khuyến khích và thúc đẩy các sáng kiến xanh ở cấp cộng đồng để cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống của các cộng đồng địa phương, nhất là các nhóm đồng bào DTTS và người nghèo đồng thời mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác giữa các bên liên quan nhân rộng các cách làm, mô hình Sáng kiến xanh, ngày 01 tháng 9 năm 2016 - Một triển lãm đầu tiên về nhân rộng các sáng kiến xanh đã được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức sáng nay tại Tòa Nhà Xanh Một Liên Hợp Quốc

Tham gia Hội thảo - triễn lãm có: Đại diện các cộng đồng địa phương và các NGO địa phương có dự án thành công trong Chương trình được lựa chọn, đại diện các cơ quan chính quyền một số tỉnh, đại diện các NGO quốc tế và trong nước làm việc tại Hà Nội, đại diện các đối tác phát triển: Đức, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Anh, Bỉ, đại diện Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, đại diện khu vực tư nhân, các nhà tài chính tiềm năng và Ban chỉ đạo Quốc gia chương trình. Có 15 dự án được hỗ trợ bởi Chương trình tài trợ nhỏ của  UNDP/GEF SGP đã được lựa chọn tham gia. Trung tâm tư vấn phát triển lâm nghiệp Nghệ An với dự án: Xây dựng mô hính bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững loài cây Bon Bo dựa vào cộng đồng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã được UNDP/GEF SGP lựa chọn và mời tham gia sự kiện này.

 

Bon Bo tiếng Thái còn gọi là Cọ Cà, Mạc Cà là 1 loài lâm sản ngoài gỗ thuộc chi Riềng, họ Gừng  phân bố khá nhiều tại miền núi Nghệ An. Cây Bon Bo chỉ sinh trưởng, phát triển tốt dưới tán rừng thứ sinh, nơi độ ẩm khá, thân lá dùng làm thức ăn gia súc, lá non dùng làm rau, Hạt Bon Bo đồng bào DTTS dùng làm thuốc chữa bệnh đau bụng, đầy hơi…Đặc biệt hạt Bon Bo là nguồn dược liệu xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cây Bon Bo đang được đồng bào DTTS khai thác tự phát, đang rất ít nơi bảo tồn, gây trồng, phát triển. Vì vậy bảo tồn và phát triển cây Bon Bo mang lại nhiều lợi ích: bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân

 

Mục tiêu dự án: Nông dân, phụ nữ dân tộc miền núi tỉnh huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An được nâng cao kiến thức, năng lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường rừng, Bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo từ lợi ích do Cây Bon Bo mang lại.      
    


 Hình ảnh về các hoạt động của dự án Bảo tồn và phát triển cây Bon Bo tại Nghệ An


Tại cuộc Hội thảo - triễn lãm, bên cạnh việc tham quan các gian hàng của các dự án, các đại biểu đã nghe đại diện một số dự án báo cáo chia sẻ kinh nghiệm, bài học thành công, nghe đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện các tỉnh, các nhà khoa học phát biểu ý kiến về các Sáng kiến xanh.Họ cũng đã thảo luận về tiềm năng nhân rộng các sáng kiến này. Nhân Hội thảo - triễn lãm, Chương trình  UNDP / GEF SGP đã trao Giấy chứng nhận cho các tổ chức, dự án được lựa chọn.

 

 Tham dự hội thảo- sáng kiến xanh, dự án Xây dựng mô hính bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững loài cây Bon Bo dựa vào cộng đồng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã trưng bày các sản phẩm, tài liệu, hình ảnh về hoạt động của dự án đồng thời cung cấp các ấn phẩm, tài liệu và trả lời các nội dung mà nhiều đại biểu quan tâm về giá trị, công dụng của cây Bon Bo củng như bảo tồn và phát triển cây Bon Bo.
 


 Khách tham quan gian hàng dự án Bảo tồn và phát triển cây Bon Bo Nghệ An
 

Việt Nam rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Theo Chỉ số Rủi ro về khí hậu dài hạn (CRI), Việt Nam là một trong mười quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai. Đặc biệt, những người dân nghèo ở các vùng ven biển và đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là những người có nguy cơ cao bị ảnh hưởng và khó khăn trong chống chọi, phục hồi. Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hầu hết các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) đặc biệt là giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói, Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu về bền vững môi trường. Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc thông qua các khuôn khổ pháp lý cần thiết, các chiến lược và chương trình, việc thực thi chính sách và các chuẩn mực xã hội vẫn chưa đủ để đảm bảo tính bền vững về môi trường. Ngoài ra, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường làm ảnh hưởng đến sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

 


Trao giấy chứng nhận cho các dự án thành công nhất được lựa chọn tại Hội thảo- triễn lãm
 

Tham dự sự kiện này, Giám đốc UNDP tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương, ông Haoliang Xu nhấn mạnh rằng "Các cộng đồng thường đi đầu trong tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, nhưng họ lại là những người ít có khả năng để đối phó với nó. Những nỗ lực quốc gia với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo rằng không bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, những nỗ lực này cần được bổ sung bằng các sáng kiến địa phương, đó là điều rất cần thiết để đảm bảo rằng các lợi ích của phát triển bền vững là công bằng với tất cả mọi người". Ông cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong việc thể chế hóa, cung cấp hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi nhân rộng và mở rộng các sáng kiến để cải thiện sinh kế của cộng đồng đồng thời giúp họ thích nghi với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. "Điều quan trọng là phải có một cách tiếp cận toàn diện và quá trình tư vấn để khuyến khích sự tham gia tích cực và đóng góp của tất cả các bên liên quan, cộng đồng địa phương để đảm bảo tính sở hữu, đó là điều cần thiết đối với bất kỳ sáng tạo thành công nào". "UNDP cam kết làm việc với tất cả các bên liên quan để xác định, khuyến khích những sáng kiến xanh và thúc đẩy việc nhân rộng và mở rộng quy mô các sáng kiến đó".
 

Nguyễn Thành Nhâm - Trung tâm tư vấn phát triển lâm nghiệp Nghệ An

 

 

 

 

Tin khác
 
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 12
Hôm nay 263
Số lượng truy cập 746728

VIDEO