Tin tức sự kiện Tin Nghệ An

Chính quyền địa phương đồng hành cùng Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày đăng tin: 17/11/2022
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách đột phá được áp dụng rộng rãi trên cả nước từ năm 2011. Chính sách này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, được các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực. Nghệ An là một trong những tỉnh tiên phong trong việc thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam.
          Từ khi thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tham mưu tỉnh ban hành các quy định thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đơn vị liên quan và nhân dân, đặc biệt là những người làm nghề rừng. Quỹ thường xuyên rà soát, nghiên cứu ban hành, bổ sung quy chế, quy định phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm của đơn vị; rà soát, đổi mới quy trình, cải cách thủ tục theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản thuận tiện và rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được phục vụ tốt nhất. Điểm nổi bật đáng ghi nhận là sự phối hợp giữa các lực lượng , chính quyền các cấp và nhân dân đã góp phần quan trọng để công tác bảo vệ phát triển rừng cũng như chi trả dịch vụ môi trường rừng thực sự hiệu quả hơn. Có thể nói rằng, nhận thức của người dân đối với hoạt động bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số tiền người dân nhận được từ chính sách góp phần cải thiện thu nhập của hộ, là nguồn chi phí để trang trải cho những nhu cầu cơ bản của đời sống.
 

 
          Trong quá trình thực thi chính sách tại địa phương, việc các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và về chính sách chi trả DVMTR chính là “cầu nối” quan trọng đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhờ đó việc bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Tại những lưu vực được hưởng chính sách chi trả DVMTR, thì Hạt kiểm lâm huyện, Ủy ban nhân dân xã và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập hồ sơ thanh toán tiền chi trả DVMTR cũng như hướng dẫn chủ rừng sử dụng tiền chi trả DVMTR đúng mục đích và có hiệu quả.
 

 
         Nguồn thu từ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng tạo ra động lực gắn kết giữa cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương cùng hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ phát triển rừng. Điều này giúp đảm bảo sự cam kết hỗ trợ của các bên liên quan cho hoạt động chi trả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, nguồn thu từ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp cải thiện các hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng, từ đó thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lí bảo vệ rừng. Mặc dù Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra tiền đề cho sự thay đổi tích cực về cơ chế chính sách quản lí bảo vệ rừng, quá trình vận hành chính sách trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, mức chi trả như hiện nay là ở mức thấp, chỉ có thể hỗ trợ cho người dân ở mức hạn chế, chủ yếu trong việc mua lương thực và một vài vật dụng gia đình, chưa đủ để đầu tư vào các hoạt động phát triển sinh kế. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều nhóm hộ vẫn chưa nắm rõ kế hoạch chi trả DVMTR hàng năm, chưa hiểu rõ bản chất của nguồn kinh phí chi trả DVMTR.
 

 
          Chi trả DVMTR là một chính sách lớn được áp dụng rộng rãi trên cả nước từ năm 2011. Chính sách này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, được các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực. Vì vậy đã có những tác động tích cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng ở các khu vực, địa phương có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
         Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nhận khoán và bảo vệ rừng, một số thôn bản đã họp bàn thống nhất sử dụng nguồn tiền DVMTR để đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội phục vụ lợi ích chung của thôn như: Làm mới và tu sửa đường giao thông nông thôn, xây dựng, tu sửa, làm mới công trình nhà văn hóa, trụ sở thôn, điểm trường. Tiền DVMTR mua cây giống trồng rừng và giúp cho người dân vay vốn hỗ trợ sản sản xuất phát triển kinh tế. Có thể nhận thấy, chính sách chi trả DVMTR không những giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ, PCCCR, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng.
 

 
          Mục tiêu của Chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam nói chung và tại Nghệ An nói riêng là: bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế, giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng và đảm bảo an sinh xã hội của người làm nghề rừng. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR cũng góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình, giúp cho việc quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh hiệu quả hơn, tạo cơ hội gắn kết giữa hộ gia đình với chính quyền địa phương và nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng./.
Tin khác
 
Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 21/11/2024
Yêu cầu báo giá Phí dịch vụ chi trả tiền 21/11/2024
Nghệ An tập trung thực hiện tốt nguồn kinh phí giảm phát thải nhà kính 13/11/2024
Nghệ An đảm bảo chi trả giảm phát thải khí nhà kính 12/11/2024
Nghệ An tăng cường bảo vệ môi trường và an toàn xã hội trong chi trả giảm phát t... 12/11/2024
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 12
Hôm nay 117
Số lượng truy cập 746384

VIDEO